1. Tình huống bất ngờ bị ném chất bẩn vào nhà ở
Bà Nguyễn Ngọc M cho biết, vào khoảng 6h ngày 12/8, sáng sớm dậy bà phát hiện trước cửa cuốn bên ngoài nhà bà có nhiều màu tím đỏ loang lổ với mùi mắm tôm nồng nặc xốc vào trong nhà.
Việc bị tạt mắm tôm bất ngờ đã khiến gia đình bà M hoang mang, lo sợ. Nó đã ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của gia đình chị mà còn gia đình hàng xóm và gây mất an ninh trật tự khu vực. bà M cho biết hiện tại gia đình chị không mâu thuẫn hay vay mượn tiền bạc của ai.
Tuy nhiên, rà soát lại, con trai bà M có vay mượn một số tiền lớn để làm ăn nhưng đã có gia đình riêng và không chung sống với vợ chồng bà M. Mặc dù hai ông bà không phải là người vay nợ nhưng người tạt sơn có ý cảnh cáo thì đã vi phạm pháp luật bởi bà không liên quan. Sau khi sự việc diễn ra, gia đình bà M đã trình báo lên công an để giải quyết vụ việc.

Liên quan đến sự việc trên, phía cơ quan an ninh xác nhận thông tin trên và cho biết, sau khi nhận được thông tin tố giác tội phạm của bà M, lực lượng chức năng đã khẩn trương vào cuộc xác minh, tiến hành rà soát cùng gia đình, các nhân chứng, trích xuất camera an ninh, xác định và đang truy bắt đối tượng tạt sơn. Đồng thời, con trai bà M cũng được mời đến trụ sở để xác minh làm rõ.
2. Xử phạt đối với hành vi tạt sơn, ném chất bẩn vào nhà người khác
Trên thực tế, hành vi tạt sơn, chất bẩn là hành vi gây rối trật tự công cộng, theo quy định pháp luật hiện hành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, tùy tính chất, mức độ hành vi mà cơ quan chức năng sẽ có cách xử lý khác nhau.
2.1. Xử phạt hành chính
Trong trường hợp hành vi tạt sơn, ném chất bẩn vào nhà người khácnhằm mục đích đòi nợ nhưng ở mức độ nhẹ thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định về trật tự công cộng tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng khi sử dụng chất thải, chất bẩn, hóa chất hoặc các vật khác để ném vào các khu vực như nhà ở, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, sản xuất kinh doanh,... hoặc ném vào người khác, đồ vật và tài sản của người khác.
Cho nên, đối với vụ việc của gia đình bà M, người thực hiện hành vi ném mắm tôm vào nhà bà sẽ bị phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng tùy vào mức độ thiệt hại mà bà M phải chịu khi bị ném chất bẩn vào nhà.

2.2. Xử lý hình sự
- Tội gây rối trật tự công cộng
Luật Ánh Ngọc giả sử anh A tạt mắm tôm vào nhà bà M không chỉ làm nhà bà M bị ảnh hưởng do mùi hôi thối nồng nặc mà còn gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng những hàng xóm xung quanh thì đây chính là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng.
Xét thấy hành vi này đủ các dấu hiệu cấu thành tội gây rối trật tự công cộng thì anh A sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 318 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Theo đó, anh A gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự cộng đồng xung quanh hoặc trước đó anh A đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thị bị xử phạt với mức phạt tiền từ 05 đến 50 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp anh A phạm tội thuộc có các tình tiết tăng nặng như có tạt chất bẩn nhiều lần, có tổ chức, hoặc có hành vi phá phách, hành hung người can thiệp thì anh A còn có thể phải chịu khung hình phạt tù đến 07 năm.
- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Chưa kể đến nếu hành vi này gây ra tổn hại, hư hỏng đối với tài sản của bà M thì anh A còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý phá hoại tài sản của người khác theo Điều 178 Bộ Luật Hình sự. Tùy vào giá trị của của tài sản bị hư hỏng cụ thể như sau:
- Thiệt hại tài sản từ 02 triệu đồng đến dưới 05 triệu đồng thì anh A sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Nếu phạm tội có các tình tiết tăng nặng theo luật quy định và gây thiệt hại tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.
- Đối với thiệt hại tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 05 đến 10 năm tù. Còn thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên thì anh A có thể đối mặt với khung hình phạt lên đến 20 năm tù.
Như vậy, việc ném, tạt mắm tôm hay các chất bẩn vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật, nhẹ thì có thể bị phạt hành chính còn nếu kéo dài và gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gây rối trật tự công cộng hoặc tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hành vi tạt sơn, ném chất bẩn vào nhà người khác
Cũng căn cứ vào Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu trên quy định về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người vi phạm phải phục hồi lại tình trạng ban đầu đối với hành vi tạt/ném chất thải, chất bẩn, hóa chất... vào nhà người khác.
Ngoài ra, nếu bị hư hỏng đồ đạc hoặc tài sản thì chủ nhà còn có quyền yêu cầu người ném chất bẩn vào nhà phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Một người phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường về tài sản cho người khác khi người đó có lỗi và việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản được quy đinh tại Bộ Luật Dân sự năm 2015. Cơ quan chức năng sẽ dựa vào điều kiện sau để xác định có phải bồi thường thiệt hại hay không, đó là có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra và chứng minh lỗi của người vi phạm.
Xem thêm bài viết: Mức án tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
Do đó, nếu hành vi ném mắm tôm chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì những người đã thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 01 đến 02 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu như sơn lại hoặc dùng các biện pháp khác để khôi phục lại tình trạng cửa cuốn nhà bà M như ban đầu. Mặt khác, nếu tài sản nhà bà M ví dụ như những cây cảnh xung quanh nhà bà trồng bị chết do lượng lớn mắm tôm văng vào thì các đối tượng này còn có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà M.
Dù xử phạt hành chính hay hình sự thì điều kiện bắt buộc là phải bắt giữ được các đối tượng ném chất bẩn và chứng minh hành vi phạm tội. Đây cũng là một vấn đề nan giải trong công tác ngăn ngừa, chặn đứng, dẹp bỏ các tổ chức tín dụng đen, vay nặng lãi, đòi nợ thuê của các cơ quan chức năng. Trên thực tế, tình hình này vẫn còn diễn ra một cách công khai và manh động, một phần các quy định nhưng vẫn chưa tạo được sự răn đe cần thiết, mặt khác vì sợ bị trả thù nên nhiều gia đình không trình báo công an khiến nhiều vụ việc bị thiệt hại nghiêm trọng nhưng lại không thể giải quyết theo quy định pháp luật. Cho nên, đối với những vụ việc như trên, các cơ quan chức năng cần quyết liệt vào cuộc hơn nữa nhằm kịp thời kiểm soát tội phạm và giữ gìn trật tự xã hội.
Trên đây là bài viết về Xử lý hành vi tạt sơn, ném chất bẩn vào nhà người khác của công ty Luật Ánh Ngọc. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về tình huống này hoặc cần giải đáp các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.