Góp vốn điều lệ bằng tài sản cố định khi thành lập doanh nghiệp


Góp vốn điều lệ bằng tài sản cố định khi thành lập doanh nghiệp
Việc góp vốn bằng tài sản cố định là một trong những hình thức phổ biến để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện quy trình này có rất nhiều quy định và điều kiện phải tuân theo theo luật pháp Việt Nam. Trong bài viết này, Luật Ánh Ngọc sẽ giúp Quý khách hàng có được cái nhìn khách quan về quy trình này và chuẩn bị tốt nhất cho việc thành lập doanh nghiệp của mình.

Tình huống pháp lý: ông A và ông X muốn góp vốn thành lập công ty TNHH Y. Khi góp vốn bằng tài sản là chiếc xe ô tô BMW (giá 2,1 tỉ đồng tại thời điểm ông A mua cách đây 01 năm), tại thời điểm định giá góp vốn, ông A và ông B bất đồng quan điểm. Ông A muốn nhờ luật sư tư vấn rõ về vấn đề định giá giá trị góp vốn (bằng ô tô) và thủ tục góp vốn trong trường hợp trên?

Góp vốn được hiểu là việc cá nhân, tổ chức góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Theo pháp luật quy định, khi góp vốn bằng tài sản cố định vào doanh nghiệp sẽ có các điều kiện và trình tự thủ tục khác so với góp vốn bằng tiền mặt (Đồng Việt Nam và ngoại tệ).

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản cố định được quy định như thế nào?

1. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

  • Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
  • Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp

Lưu ý:

- Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

- Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

2. Định giá tài sản

Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Việc định giá tài sản được áp dụng đối với trường hợp "Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng" phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

         Quy định trên có thể hiểu, có 02 cách định giá tài sản:

            + Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí;

            + Tổ chức thẩm định giá định giá, trường hợp này giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

  • Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Định giá tài sản góp vốn
Định giá tài sản góp vốn

3. Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản cố định

Thủ tục thực hiện bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Định giá tài sản

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định

Hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định được chia làm hai loại phụ thuộc vào chủ thể góp vốn:

Thứ nhất, trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh:

Theo khoản 13 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty Cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn bao gồm:

  • Biên bản chứng nhận góp vốn;
  • Biên bản giao nhận tài sản.

Thứ 2, trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn kinh doanh:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì hồ sơ góp vốn bằng tì sản cố định phải có:

  • Biên bản góp vốn sản xuất kinhd doanh;
  • Hợp đồng liên doanh liên kết;
  • Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật);
  • Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Bước 3: Chuyển quyền sở hữu tài sản

 

Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản cố định
Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản cố định

Luật Ánh Ngọc luôn sẵn lòng hỗ trợ và tư vấn quý khách hàng về các nội dung hồ sơ và thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản cố định, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả cao nhất cho khách hàng.

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.