1. Tai nạn lao động là gì?
Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định tại khoản 8 Điều 3 thì “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
Như vậy, tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra bất ngờ và người lao động không thể lường trước được, không biết khi nào xảy ra và xảy ra ở đâu. Tai nạn gắn liền với quá trình làm việc của người lao động và gây hậu quả tổn thương bộ phận, chức năng cơ thể hoặc gây chết người.
2. Khi nào thì người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động?
Trong quan hệ lao động, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động nên người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn tai nạn có thể phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không đảm bảo cho người lao động được môi trường lao động an toàn, các vấn đề về bảo hộ, cảnh báo nguy hiểm dẫn đến người lao động bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động.
- Theo quy định Điều 4 Thông tư 28/2021/TT – BLĐTBXH thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
* Cần lưu ý khi trợ cấp tai nạn lao động thì tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
- Ngoài ra, người lao động sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động từ người sử dụng lao động nếu thuộc 1 trong các nguyên nhân sau:
- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Đây là trường hợp mâu thuẫn không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao nên sẽ không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động;
- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. Đây là trường hợp người lao động bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện được quy định chi tiết tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ về các danh mục chất ma túy và tiền chất.
3. Mức trợ cấp tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Khi bị tai nạn lao động thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động có trách nhiệm hỗ trợ. Trong bài viết này, Luật Ánh Ngọc sẽ tập trung phân tích những quy định liên quan đến mức trợ cấp mà người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả cho người lao động.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định trợ cấp tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của người lao động bị nạn gây ra sẽ có mức trợ cấp như sau:
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
- Tiền lương làm cơ sở thực hiện chế độ trợ cấp do bị tai nạn lao động là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. Trong đó, tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Hồ sơ trợ cấp tai nạn lao đồng gồm những gì?
Hồ sơ trợ cấp tai nạn lao động được quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2021/TT – BLĐTBXH theo đó hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
Trong đó, với trường hợp tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động đó là khi không có Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn và Biên bản điều tra tai nạn giao thông thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.
Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó người sử dụng lao động, người lao động bị tai nạn lao động mỗi bên giữ 1 bộ. Còn 1 bộ thì gửi tới Sở Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định trợ cấp tai nạn lao động.
4.2. Quy trình xử lý tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Khi người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc thì người sử dụng lao động thực hiện quy trình xử lý tai nạn lao động theo quy định tại Điều 34, 35, 38, 47, và Điều 10, 16, 18, 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
4.3. Thời hạn thực hiện việc trợ cấp tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Việc trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời nhằm hỗ trợ những khó khăn cho người lao động. Cụ thể tại Điều 7 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì thời hạn thực hiện việc trợ cấp tai nạn lao động được quy định như sau:
Như vậy, tiền trợ cấp tai nạn lao động phải được thanh toán 1 lần cho người lao động hoặc thân nhân của người lao động trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định trợ cấp tai nạn lao động.
Trên đây là phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Tai nạn lao động: Người lao động bị tai nạn lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp tai nạn lao động nào?" Quý khách hàng cần tư vấn hay hỗ trợ về vấn đề tai nạn lao động hãy liên hệ đến chúng tôi, chúng tôi luôn là điểm tựa pháp lý vững chắc cho khách hàng trong từng vụ việc luôn đảm bảo đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.