Nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định hiện hành


Nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định hiện hành

Để quảng cáo một sản phẩm mỹ phẩm đúng quy định thì cần lưu ý phải có 04 nội dung trong quảng cáo mỹ phẩm: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chính; các cảnh báo và thông tin của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết tới bạn đọc.

1. Quảng cáo mỹ phẩm là gì?

Quảng cáo mỹ phẩm là việc sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm mục đích giới thiệu mỹ phẩm đến với công chúng. Thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá mỹ phẩm được thể hiện trong giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm được thúc đẩy và từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, bán mỹ phẩm.

  • Bản chất của quảng cáo mỹ phẩm là quảng cáo thương mại nhằm hoạt động xúc tiến thương mại. Việc quảng cáo không trực tiếp tạo ra doanh thu mua bán sản phẩm mà chỉ đóng vai trò thúc đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm;
  • Mỹ phẩm được phép quảng cáo là mỹ phẩm đã được công bố và có có Phiếu công bố sản phẩm theo quy định. Đó là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với các bộ phận bên ngoài của cơ thể như da, tóc, móng tay, móng chân,.. với nhiều mục đích khác nhau như làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể hoặc bảo vệ cơ thể;
  • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm có thể được thể hiện ở trên nhiều phương tiện quảng cáo khác nhau như báo chí (báo in, báo nói, báo hình); trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử; sản phẩm in (tranh ảnh, áp phích, ca – ta – lô, tờ rơi, tờ gấp, sách…), bản ghi âm, ghi hình; bảng quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, phương tiện giao thông, hội chợ, hội thảo, triễn lãm.

Xem thêm bài viết: Dịch vụ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm toàn quốc

2. Nội dung quảng cáo mỹ phẩm bao gồm những gì?

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm bao gồm những gì
Nội dung quảng cáo mỹ phẩm bao gồm những gì?

Quảng cáo mỹ phẩm phải bao gồm 04 nội dung sau:

2.1. Tên mỹ phẩm

Tên mỹ phẩm trong nội dung quảng cáo mỹ phẩm là tên được đặt cho sản phẩm đang có nhu cầu quảng cáo, có thể là tên mới tự đặt cùng với thương hiệu hoặc tên của nhà sản xuất. Tên mỹ phẩm phải được cấu thành từ các ký tự có gốc chữ cái Latin.

2.2. Tính năng, công dụng của mỹ phẩm

  • Tính năng, công dụng của mỹ phẩm phải phù hợp với bản chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng đã được công bố theo quy định.
  • Việc thể hiện tính năng trên nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải thể hiện được các nội dung sau:
    • Sản phẩm mỹ phẩm chỉ chứa các thành phần được phép theo Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và không chứa các thành phần bị cấm trong mỹ phẩm và chỉ nêu các tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm nếu chưa được thể hiện trên tên sản phẩm.
    • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải thể hiện được vị trí sử dụng của sản phẩm chỉ tiếp xúc bên ngoài cơ thể như da, tóc, móng, môi, cơ quan sinh dục ngoài hoặc răng, màng nhầy của khoang miệng. Nếu sản phẩm dùng để uống, tiêm hoặc tiếp xúc với các bộ phận khác của cơ thể ngoài trừ những bộ phận đã được liệt kê ở trên thì không được xem là mỹ phẩm nên không được quảng cáo dưới hình thức là quảng cáo mỹ phẩm.
    • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải thể hiện được công dụng của mỹ phẩm như dùng để làm sạch, làm thơm, thay đổi vẻ bề ngoài hoặc điều chỉnh mùi cơ thể hoặc bảo vệ, giữ gìn chúng trong điều kiện tốt. Ngoài ra, nếu mỹ phẩm còn những công dụng khác thì cũng phải được thể hiện rõ trên nội dung quảng cáo.
    • Đối với một số loại sản phẩm mỹ phẩm, nội dung quảng cáo mỹ phẩm không được sử dụng các cụm từ sau:
        • Đối với mỹ phẩm là sản phẩm chăm sóc tóc, nội dung quảng cáo không được sử dụng các cụm từ như “loại bỏ gàu vĩnh viễn”, “phục hồi tế bào tóc/nang tóc”, “làm dày sợi tóc”, “kích thích mọc tóc”,.. Thay vào đó có thể thay thế bằng cụm từ “giúp loại bỏ dầu cho da”, “làm sạch gàu”;
        • Đối với mỹ phẩm là sản phẩm làm rụng lông, nội dung quảng cáo mỹ phẩm không được hàm chứa cụm từ như “ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông”;
        • Đối với sản phẩm chăm sóc da, nội dung quảng cáo mỹ phẩm về tính năng không được sử dụng các cụm từ: xóa sẹo, trị mụn, chữa khỏi, làm lạnh mụn, chữa viêm da, giảm kích thước cơ thể, loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo, diệt nấm, ngăn chặn, làm giảm hoặc làm đảo ngược những thay đổi sinh lý và sự thoái hóa do tuổi tác,… Thay vào đó có thể sử dụng cụm từ như làm giảm mụn, ngăn ngừa mụn, làm mờ vết nám, săn chắc da,...
        • Đối với sản phẩm vệ sinh răng miệng và chăm sóc răng miệng, nội dung quảng cáo mỹ phẩm không được sử dụng các cụm từ: chữa trị hay phòng chống các bệnh áp – xe răng, song nướu, viêm lợi, loét miệng, nha chu, làm trắng lại các vết ố do Tetracyline,…
        • Các cụm từ mang ý nghĩa chữa khỏi như “trị”, “điều trị”, “chữa trị” không được chấp nhận trong quảng cáo mỹ phẩm.

2.3. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường là những tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm và chịu trách nhiệm về sản phẩm mỹ phẩm đó trên thị trường. Đó có thể là công ty sản xuất trong nước hoặc đại lý được uỷ quyền bởi nhà sản xuất để bán sản phẩm ra thị trường hoặc các công ty chịu trách nhiệm bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Trong nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải thể hiện thông tin về tổ chức, cá nhân đó như tên, địa chỉ trụ sở công ty,…

2.4. Các cảnh báo theo quy định của hiệp định quốc tế

Lưu ý: Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác.

3. Một số yêu cầu về nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Một số yêu cầu về nội dung quảng cáo mỹ phẩm
Một số yêu cầu về nội dung quảng cáo mỹ phẩm
  • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược, không được gây nhầm lẫn mỹ phẩm là thuốc.
  • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về tính năng sản phẩm mỹ phẩm của Hiệp hội quốc tế (nếu có).
  • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải đảm bảo các quy định về pháp luật quảng cáo và không chứa các nội dung bị cấm trong hoạt động quảng cáo như:
    • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
    • Nội dung quảng cáo mỹ thể hiện sự phân biệt chủng tộc, định kiến giới; sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được sự cho phép của cá nhân;
    • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, công dụng, chất lượng, … của sản phẩm;
    • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm sử dụng các từ ngữ thể hiện sự so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm mỹ phẩm với các sản phẩm cùng loại của cá nhân, tổ chức khác hoặc sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh tính “nhất” của sản phẩm;
    • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm cạnh tranh không lành mạnh hoặc vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ…
  • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải được thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, tiếng nói là tiếng Việt trừ nhãn hiệu, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng của mỹ phẩm là tiếng nước ngoài hoặc được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt hoặc quảng cáo trên sách, báo trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài,… Trường hợp nội dung quảng cáo mỹ thẩm được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì khổ chữ tiếng nước ngoài không được quá ¾ khổ chữ tiếng Việt và phải đặt dưới chữ tiếng Việt và phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài nếu quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình hoặc các thiết bị nghe nhìn.
  • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm được trình bày đảm bảo đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vn.Time hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.

4. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm
Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Trong trường hợp người quảng cáo đã có nội dung quảng cáo mỹ phẩm phù hợp với quy định của pháp luật nhưng chỉ được tiến hành quảng cáo khi có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Cá nhân, tổ chức xin cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm là cá nhân, tổ chức đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu Công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.

Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài;
  • Tùy thuộc vào cách thức quảng cáo mà người đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm cần cung cấp tài liệu sau:
    • Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình: 01 bản ghi nội dung quảng cáo mỹ phẩm dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 kịch bản dự kiến quảng cáo và nêu rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, nhạc;
    • Nếu quảng cáo trên các phương tiện khác: 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in màu kèm theo file mềm ghi nội dung quảng cáo mỹ phẩm dự kiến;
    • Nếu quảng cáo mỹ phẩm thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện thì ngoài các giấy tờ trên, hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo gồm: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được phê duyệt còn hiệu lực, chương trình, địa điểm tổ chức, nội dung bài báo cáo, bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên,…
  • Mẫu nhãn sản phẩm mỹ phẩm;
  • Phiếu Công bố sản phẩm mỹ phẩm;
  • Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh tính năng, công dụng khác của sản phẩm mỹ phẩm không được liệt kê trong Giấy Công bố sản phẩm mỹ phẩm;
  • Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin nội dung quảng cáo;
  • Tài liệu ủy quyền (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ

  • Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Y tế cấp tỉnh nơi thực hiện quảng cáo mỹ phẩm;
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ hoàn thiện thì được cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì được hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm chưa hợp lệ thì cá nhân, tổ chức được thông báo để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức không hoàn thiện hồ sơ thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung mỹ phẩm hết giá trị;
  • Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế xem xét và thẩm định và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm;
  • Lệ phí xin cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm là 1.800.000 đồng/hồ sơ.

5. Quảng cáo mỹ phẩm không đảm bảo các nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định thì có bị xử lý không?

  • Trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm nội dung khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc hoặc có sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, thư tín của tổ chức, y, dược, của cán bộ y tế hoặc nêu tính năng công dụng chưa đủ cơ sở khoa học thì tổ chức, cá nhân quảng cáo có thể bị tạm ngưng xem xét và tiếp nhận hồ sơ đăng lý quảng cáo mỹ phẩm, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm trong thời gian 06 tháng;
  • Trường hợp một trong những nội dung quảng cáo mỹ phẩm không được đọc rõ ràng khi quảng cáo trên báo nói, báo hình thì người quảng cáo bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
  • Trường hợp quảng cáo thiếu một trong những nội dung quảng cáo mỹ phẩm bắt buộc như tên mỹ phẩm, tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, các cảnh báo thì cá nhân bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tổ chức bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
  • Trường hợp nội dung quảng cáo mỹ thẩm gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức;
    • Ngoài ra, cá nhân, tổ chức quảng cáo mỹ phẩm buộc phải cải chính thông tin hoặc buộc tháo dỡ, tháo gỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in chứa nội dung quảng cáo mỹ phẩm vi phạm.
  • Trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm gian dối đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội quảng cáo gian dối chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người quảng cáo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 Bộ luật hình sự với hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng bên cạnh hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, nội dung quảng cáo mỹ phẩm bao gồm 04 nội dung chính: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chính; các cảnh báo và thông tin của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Trường hợp thiếu một trong các nội dung quảng cáo trên thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Ánh Ngọc về Nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định hiện hành. Nếu độc giả còn bất kỳ vấn đề nào chưa rõ về quảng cáo mỹ phẩm hoặc có nhu cầu ủy quyền thực hiện thủ tục quảng cáo mỹ phẩm, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.