Mức xử phạt đối với lỗi vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép


Mức xử phạt đối với lỗi vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép
Xe quá tải là xe có tổng trọng lượng hoặc tải trọng trục xe vượt quá tải trọng được phép. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt xe quá tải là từ 800.000- 400.000.000 đồng tuỳ từng đối tượng. Vậy cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.

1. Mức phạt quá tải đối với tài xế, người điều khiển xe

1.1. Trường hợp quá tải không kể khối lượng rơ moóc/ sơ mi rơ moóc

Đối với người điều khiển xe (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe thì bị phạt tiền theo các mức khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ phần trăm khối lượng vượt quá:

  • Mức phạt xe quá tải từ trên 10% đến 30% là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Riêng đối với xe xi téc chở chất lỏng, người vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép chỉ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu tỷ lệ vượt quá là từ 20% đến 30%.
  • Mức phạt xe quá tải từ 30 đến 50% là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
  • Mức phạt xe quá tải từ trên 50% đến 100% là từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
  • Mức phạt xe quá tải từ trên 100% đến 150% từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
  • Mức phạt xe quá tải từ trên 150% từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng;

Ngoài ra, trường hợp quá tải từ 30% trở lên, người lái xe có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 05 tháng.

1.2. Trường hợp quá tải bao gồm khối lượng rơ moóc/ sơ mi rơ moóc

  • Tương tự như đối với người điều khiển xe chở hàng quá tải trọng cho phép được thể hiện bằng việc khối lượng toàn bộ của rơ moóc, sơ mi rơ moóc (bao gồm khối lượng hàng chuyên chở và khối lượng của chính rơ moóc/ sơ mi rơ moóc) vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe thì bị áp dụng hình phạt tiền, cụ thể:

Tỷ lệ vượt quá trọng trải (x)

Mức phạt tiền vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép (đồng)

Hình thức xử phạt bổ sung

10% < x ≤ 30%

800.000 - 1.000.000

 

30% < x ≤ 50%

3.000.000 - 5.000.000

tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

50% < x ≤ 100%

5.000.000 - 7.000.000

100% < x ≤ 150%

7.000.000 - 8.000.000

bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

x > 150%

8.000.000 - 12.000.000

tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng

 

1.3. Trường hợp quá tải đối với xe chở hàng siêu trọng

Bản thân hàng siêu trọng là những hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hớn 32 tấn và thuộc trường hợp phải được cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng. 

Do đó, nếu người điều khiển xe ô tô vận chuyển hàng siêu trọng có tổng trọng lượng sau khi xếp hàng lên xe vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành hoặc không có Giấy phép lưu hành, Giấy phép lưu hành hết giá trị hoặc được cấp không đúng thẩm quyền,… thì được xem là vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép.

Trong trường hợp này, người vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép sẽ bị phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển còn bị tịch thu Giấy phép lưu hành đã hết giá trị hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đồng thời nếu hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép khiến hư hại đường, cầu thì người vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đường, cầu.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe mới nhất năm 2023

2. Mức phạt quá tải đối với chủ phương tiện

  • Trường hợp chủ phương tiện giao cho người khác điều khiển xe vượt quá khối lượng cho phép kéo theo hoặc trực tiếp điều khiển các loại xe trên thì sẽ bị áp dụng mức phạt quá tải như sau:

Tỷ lệ vượt quá trọng tải (x)

Mức phạt tiền vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép cho chủ phương tiện (đồng)

Cá nhân

Tổ chức

10% < x ≤ 30%

(20% < x ≤ 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng)

2.000.000 - 4.000.000

4.000.000 - 8.000.000

30% < x ≤ 50%

6.000.000 - 8.000.000

12.000.000 - 16.000.000

50% < x ≤ 100%

14.000.000 - 16.000.000

28.000.000 - 32.000.000

100% < x ≤ 150%

16.000.000 - 18.000.000

32.000.000 - 36.000.000

x > 150%

18.000.000 - 20.000.000

36.000.000 - 40.000.000

 

  • Đối với trường hợp chủ phương tiện giao phương tiện để người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện xếp hàng hóa lên xe vượt quá khối lượng chuyên chở cho phép thì bị phạt tiền từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng nếu chủ phương tiện là cá nhân và từ 56.000.000 đồng đến 64.000.000 đồng nếu chủ phương tiện là tổ chức.

3. Mức phạt quá tải đối với những người liên quan khác

Bên cạnh những người trực tiếp điều khiển xe vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép và chủ phương tiện, những người đứng vai trò hậu cần phía sau vẫn có thể bị xử phạt vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép.

  • Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) trừ xe xi téc chở chất lỏng vượt quá khối lượng chuyên chở cho phép trên 10% đến 50% và từ trên 20% đến 50% đối với xe xi téc chở chất lỏng thì mức phạt quá tải là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân  tổ chức bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Đối với hành vi xếp hàng hóa lên xe mà khối lượng hàng hóa chuyên chở vượt quá từ trên 50% đến 100% thì người xếp hàng hóa lên xe sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, riêng tổ chức bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
  • Trường hợp khối lượng hàng hóa được xếp lên xe ô tô vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép tham gia giao thông ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% thì cá nhân xếp hàng hóa lên xe bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; riêng tổ chức xếp hàng hóa lên xe thì bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

4. Mức phạt quá tải giới hạn của cầu, đường

 

Xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng giới hạn của cầu, đường kể cả xe ô tô chở khách
Xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng giới hạn của cầu, đường kể cả xe ô tô chở khách
  • Trường hợp không có Giấy phép lưu hành hoặc không còn giá trị sử dụng, người vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép khi tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ xe) > tải trọng cho phép của cầu, đường thì tùy vào tỷ lệ vượt quá mà người điều khiển xe và chủ phương tiện bị phạt các mức tiền khác nhau:

Tỷ lệ khối lượng toàn bộ của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường

Người điều khiển xe vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép

Chủ phương tiện vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép

Cá nhân

Tổ chức

10% < x ≤ 20%

4.000.000 - 6.000.000

6.000.000 - 8.000.000

12.000.000 - 16.000.000

20% < x ≤ 50%

13.000.000 - 15.000.000

28.000.000 - 32.000.000

56.000.000 - 64.000.000

> 50%

40.000.000 - 50.000.000

 

70.000.000 - 75.000.000 

140.000.000 - 150.000.000

 Ngoài ra, người điều khiển xe hoặc chủ phương tiện nếu trực tiếp điều khiển xe vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng đến 03 năm nếu tỷ lệ vượt quá tải trọng từ 20% trở lên.

Trường hợp vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép gây hư hại cho cầu đường thì còn người điều khiển còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của cầu, đường.

  • Trường hợp xe vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe vượt quá giấy phép lưu hành thì bị người điều khiển xe vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép bị phạt từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

5. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi chở hàng quá trọng tải

Trong trường hợp người điều khiển xe vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép gây ra tai nạn, dẫn đến gây thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của người khác thì người điều khiển xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật hình sự:

  • Nếu người điều khiển xe gây tai nạn làm chết người, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc từ 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Nếu người điều khiển xe không có giấy phép lái xe, lái xe trong tình trạng say rượu bia hoặc sử dụng ma túy, chất kích thích, gây tai nạn nhưng bỏ trốn hoặc làm 02 người chết hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122% đến 200% hoặc gây thiệt hại về tài sản cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
  • Nếu người điều khiển xe vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép gây tai nạn làm chết 03 người trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản cho người khác trên 1, 5 tỷ đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

6. Trường hợp chở xe quá trọng không bị xử phạt

Không phải trường hợp nào xe chở quá tải trọng cũng bị xem là vi phạm. Pháp luật quy định các trường hợp được phép chở hàng quá tải trọng nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Việc lưu hành xe quá tải trọng trên đường phải đảm bảo an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
  • Người lái xe, tổ chức cá nhân là chủ phương tiện, người thuê vận tải phải có giấy phép lưu hành xe quá trọng tải và phải tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe. Giấy phép lưu hành có thời hạn không quá 90 ngày nếu xe quá tải trọng lưu hành trên đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ và không quá 30 ngày nếu xe quá tải trọng lưu hành trên đường bộ chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ.

Như vậy, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, khi có cơ sở cho rằng nếu không để xe quá tải lưu hành thì không còn phương án vận tải nào khác hoặc không thể sử dụng các loại phương tiện cơ giới khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ thì mới được lưu thông xe chở hàng quá tải trọng và không bị vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép

Nói tóm lại, trừ một số trường hợp nhất định được pháp luật cho phép, mọi xe quá trọng đều bị xử phạt. Mức phạt xe quá trọng tuỳ vào tỉ lệ quá trọng và chủ thể thực hiện mà quy định khác nhau, cụ thể từ 800.000 đến 400.000.000 đồng. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.