Gặp phải tình huống bất khả kháng có phải bồi thường không?


Gặp phải tình huống bất khả kháng có phải bồi thường không?
Công ty Luật Ánh Ngọc là một Công ty uy tín hàng đầu về việc hỗ trợ, tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến lĩnh vực dân sự và thương mại. Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi luôn đảm bảo về mặt tiến độ thời gian cũng như hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ một cách chuyên nghiệp, nhanh nhất, chính xác nhất. Liên hệ ngay để nhận được báo giá chi tiết!

Chị Nguyễn Ngọc M hỏi: "Tôi và chị Hương bán xôi ký hợp đồng mua bán gạo nếp. Theo đó, mỗi tuần tôi sẽ giao cho chị Hương 2 tạ gạo nếp với giá 7 triệu đồng vào 6 giờ chiều ngày chủ nhật để chị có gạo nấu xôi mang đi bán vào tuần tới, nếu vi phạm sẽ bị phạt 10 triệu đồng. Chủ nhật hôm đó tôi đang đi giao gạo thì bất ngờ có đứa bé lao ra nên tôi mất lái lao xuống mương và 2 tạ gạo bị ướt không thể sử dụng được. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phải nộp phạt cho chị Hương 10 triệu đồng như trong hợp đồng không?"

Trong đời sống giao dịch hằng ngày, chúng ta có thể gặp phải những tình huống bất ngờ không thể dự đoán trước trước hay kiểm soát, đó gọi là "sự kiện bất khả kháng". Những sự kiện này có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các cam kết, hợp đồng, hoặc gây thiệt hại khó tránh khỏi. Liệu chúng ta có phải chịu trách nhiệm và bồi thường khi gặp phải sự kiện bất khả kháng? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này này cũng như xem xét chị M có phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm trong tình huống nêu trên hay không, mời bạn đọc tham khảo bài viết liên quan đến sự kiện bất khả kháng của công ty Luật Ánh Ngọc để tìm hiểu thêm về chủ đề này.

1. Sự kiện bất khả kháng là gì?

Sự kiện bất khả kháng, còn được gọi là "Force Majeure" trong tiếng Pháp, là một thuật ngữ pháp lý dùng để mô tả các sự kiện hoặc tình huống nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người và có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng hoặc các cam kết pháp lý.

Ở Việt Nam, Bộ luật dân sự quy định rằng sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan, không thể lường trước được, nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên và không thể khắc phục được hậu quả mặc dù bên có nghĩa vụ đã áp dụng các biện pháp cần thiết. Việc này dẫn đến bên gặp phải sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được nghĩa vụ của họ.

 

Gặp phải tình huống bất khả kháng có phải bồi thường không

(Hình ảnh minh họa)

Sự kiện bất khả kháng xảy ra sẽ làm tạm hoãn thực hiện các hoạt động của hợp đồng, do đó sau khi sự kiện này qua đi, các bên sẽ tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.

Các sự kiện bất khả kháng có thể là:

  1. Thiên tai hoặc thảm họa tự nhiên: Động đất mạnh, lụt lớn, sóng thần, hoặc cháy rừng,...

  2. Chiến tranh và xung đột vũ trang: Chiến tranh, xung đột vũ trang, cuộc xâm lược quân sự, bạo động

  3. Hành động chính trị và sự can thiệp của chính phủ: Các biện pháp kỷ luật, cấm vận, và các biện pháp khắc phục kinh tế của chính phủ.

  4. Các yếu tố kinh tế toàn cầu: Khủng hoảng tài chính toàn cầu, thay đổi tỷ giá tiền tệ, biến động giá cả năng lượng.

  5. Sự kiện y tế khẩn cấp: Đại dịch bệnh truyền nhiễm như COVID-19, dịch cúm, hay dịch bệnh khác.

  6. Hành động công cộng: Biểu tình, cuộc đình công, hoặc các sự kiện đám đông gây rối.

  7. Sự kiện hóa học hoặc vệ sinh: Rò rỉ hóa chất độc hại, dịch cúm gia súc, hoặc sự cố vệ sinh môi trường nghiêm trọng.

  8. Sự kiện công nghệ không lường trước: Lỗi trong hệ thống máy tính quan trọng, sự cố mạng lớn, hay việc ngưng trệ trong sản xuất công nghệ.

  9. Nghiên cứu khoa học và phát triển: Các sự kiện liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển, chẳng hạn như việc phát hiện một loại thuốc mới hoặc công nghệ tiên tiến.

  10. Sự kiện văn hóa và xã hội: Các sự kiện văn hóa đặc biệt, chẳng hạn như lễ hội truyền thống hoặc lễ kỷ niệm lớn.

  11. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Gặp tình huống bất khả kháng có được miễn trách nhiệm?

Trách nhiệm của các bên khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra được quy định trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại.

- Theo Khoản 2 Điều 351 Bộ luật dân sự, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ vì gặp sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác

- Còn trong Điều 294 Luật thương mại cũng quy định rằng bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm khi gặp sự kiện bất khả kháng.

Và để được miễn trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm trong tình huống bất khả kháng thì:

Thứ nhất, bên vi phạm phải chứng minh được tình huống bên này gặp phải là sự kiện bất khả kháng theo thỏa thuận hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, bên vi phạm phải thông báo kịp thời cho bên còn lại bằng văn bản về tình huống bất khả kháng và những hậu quả pháp lý có thể xảy ra.

Cuối cùng, bên vi phạm phải áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.

 

Gặp phải tình huống bất khả kháng có phải bồi thường không
(Hình ảnh minh họa)

 

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 296 Luật này quy định trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài theo các thời hạn được quy định hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. 

Đối với kéo dài thời hạn được quy định cụ thể như sau:

  • 05 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
  • 08 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

Đối với từ chối thực hiện hợp đồng:

  • Nếu kéo dài quá các thời hạn quy định nêu trên, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
  • Nếu từ chối thực hiện hợp đồng trong thời hạn không quá mười ngày thì kể từ ngày kết thúc thời hạn theo đúng quy định thì bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.

Việc kéo dài thời hạn sẽ không áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời gian giao hàng cố định hoặc thời hạn hoàn thành dịch vụ.

Và lẽ dĩ nhiên, khi xảy ra tranh chấp, toà án hay trọng tài đều sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật và xác định rõ nội dung liên quan đến sự kiện bất khả kháng để đưa ra phán quyết hợp lý có lợi cho cả hai bên, tránh tình trạng một bên lợi dụng sự kiện bất khả kháng để chối bỏ thực hiện nghĩa vụ của mình đã quy định trong hợp đồng.

3. Có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có sự kiện bất khả kháng?

Chúng ta hiểu rằng hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên và cơ sở pháp lý để các quyền và nghĩa vụ cụ thể của họ được xác định và thực hiện.

Theo đó, khi các bên có thỏa thuận về nội dung đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có sự kiện bất khả kháng thì các bên được áp dụng tự chấm dứt hợp đồng khi phát sinh sự kiện.

Đối với trường hợp hai bên không thỏa thuận, vẫn có thể áp dụng được quyền này. Tuy nhiên, cần đáp ứng 3 điều kiện sau:

Một là, xảy ra tình huống bất khả kháng.

Hai là, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải chứng minh được đã sử dụng các biện pháp khắc phục trong khả năng của mình nhưng không thể ngăn chặn được ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng dẫn đến không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

Ba là, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ đúng theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật (hình thức thông báo, thời hạn báo trước và thời điểm bắt đầu chấm dứt).

Như vậy, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng do sự kiện bất khả kháng xảy ra nhưng cần phải tuân thủ đúng theo pháp luật quy định như nội dung nêu trên để không bị vi phạm pháp luật và tránh cho vấn đề trở nên rắc rối hơn.

 

Gặp phải tình huống bất khả kháng có phải bồi thường không
(Hình ảnh minh họa)

 

4. Tư vấn giải quyết tình huống

Trở lại với tình huống ở đầu bài viết. Để xem xét rằng khi có đứa bé bất thình lình lao ra, chị M mất lái lao xuống mương để tránh đưa bé có phải là sự kiện bất khả kháng hay không, chị M sẽ được miễn trách nhiệm hay phải nộp phạt sẽ được căn cứ vào các điều kiện cấu thành cụ thể và theo quy định pháp luật. Do đó, Luật Ánh Ngọc chia tình huống trên làm hai trường hợp.

Trường hợp 1:

Trên đường vận chuyển gạo của chị M, chị M biết rõ con đường là khu vực có nhiều trẻ em sinh sống và hay chơi đùa ở ngoài đường và đoạn đường đó có thể có biển cánh báo, chị M có thể lường trước được việc có trẻ em trên đoạn đường đó hay không, nên vẫn có khả năng áp dụng các biện pháp hợp lý để khắc phục hậu quả có thể xảy ra là hàng hóa bị hư hỏng.

Vậy nên trường hợp này không được xem là sự kiện bất khả kháng.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 351 Bộ luật dân sự quy định về trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm không thực hiện được nghĩa vụ thì chị M sẽ phải nộp tiền phạt vi phạm 10 triệu đồng cho chị H vì không thể giao hàng đúng theo thỏa thuận.

Trường hợp 2:

Trên đường vận chuyển gạo của chị M, việc xảy ra tai nạn là một sự kiện không thể lường trước vì chị M không thể biết được khi có đứa bé bất thình lình lao ra và đoạn đường này chị M di chuyển lần đầu, chị M cũng đã tìm cách để khắc phục hậu quả: nghĩa là chị đã lái xe để vận chuyển các bao gạo một cách an toàn, đồng thời tránh đứa bé để giảm thiểu thương vong xảy ra cũng như xử lý lại số lượng gạo có thể dùng được, nên trường hợp này được xem là sự kiện bất khả kháng.

Đối với trường hợp này, căn cứ vào khoản 2 Điều 351 Bộ luật dân sự, kết hợp Luật thương mại cũng như các quy định mà Luật Ánh Ngọc đã nêu trên, khi thuộc tình huống bất khả kháng thì chị M sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự và không phải trả số tiền phạt 10 triệu đồng đó cho chị H.

Bên cạnh đó, để được miễn trách nhiệm vi phạm, điều quan trọng là chị M cần thông báo cho chị H kịp thời về sự cố và cung cấp bằng chứng để chứng minh tính bất khả kháng của tình huống và đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng của mình để tránh xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng cũng như giảm thiểu hư hại đến 2 tạ gạo.

Để đảm bảo tính công bằng và hợp tình hợp lý cả hai bên, ngoài việc thông báo đến chị H và thực hiện các biện pháp khắc phục thì chị M và chị H nên gặp nhau và thảo luận về tình huống. Có thể cùng nhau xem xét khả năng thay thế hoặc sắp xếp lại việc giao gạo trong thời gian tới để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

Cuối cùng, để xử lý khi gặp phải tình huống bất khả kháng, bạn nên tham khảo với một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý (mời bạn đọc tham khảo về công ty Luật Ánh Ngọc - Công ty uy tín hàng đầu tại Hà Nội) để hiểu rõ hơn về tình huống cụ thể của mình và cách xử lý nó dưới góc độ pháp lý một cách hiểu quả.

Trên đây là bài viết về nội dung liên quan đến sự kiện bất khả kháng mà Luật Ánh Ngọc gửi tới bạn đọc. Với đội ngũ các chuyên gia và Luật sư có kinh nghiệm dày dặn lâu năm, Luật Ánh Ngọc sẽ giúp bạn gỡ rối thắc mắc, đưa ra lời khuyên phù hợp và các biện pháp giải quyết tối ưu, nhanh gọn cho trường hợp của bạn.

Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào hoặc muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.