Để Đương Nhiên Xóa Án Tích Cần Làm Gì?


Để Đương Nhiên Xóa Án Tích Cần Làm Gì?
Đương nhiên xóa án tích là gì? Trường hợp nào đương nhiên được xóa án tích? Trường hợp được xem là không có án tích? Đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc, với câu hỏi trên, Luật Ánh Ngọc xin được giải đáp qua bài viết dưới đây nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Đương nhiên xóa án tích là gì? 

Đương nhiên xóa án tích là việc một người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt và không tái phạm trong thời hạn do luật quy định thì được xóa án tích mà không cần Tòa án ra quyết định xóa án tích. 

2. Điều kiện để đương nhiên xóa án tích

Điều kiện để đương nhiên được xóa án tích
03 điều kiện để đương nhiên được xóa án tích

Để được đương nhiên xóa án tích, người bị kết án phải đáp ứng 03 điều kiện sau: 

  • Đã chấp hành xong hình phạt; 
  • Không tái phạm trong thời hạn luật định; 
  • Đã qua thời hạn chờ xóa án tích (tùy vào loại tội phạm). 

Theo đó, trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp cần xóa án tích, sau đây là một số trường hợp cụ thể:  

  • Xin lý lịch tư pháp; 
  • Đi nước ngoài (cung cấp lý lịch tư pháp khi xin Visa hoặc định cư/ du học/ làm việc); 
  • Kết hôn với người nước ngoài;
  • Nhập tịch;
  • Tham gia các hoạt động khác của xã hội (yêu cầu không có tiền án, tiền sự). 

Ví dụ như: Chị B muốn kết hôn hợp pháp với một người nước ngoài thì để hoàn tất thủ tục kết hôn, chị B cần kê khai, cung cấp đầy đủ giấy tờ về lý lịch tư pháp nhằm xét đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. 

3. Ví dụ về đương nhiên xóa án tích và giải pháp

Anh A bị kết án 3 năm tù về tội trộm cắp (theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015). Sau khi chấp hành xong án phạt tù về tội trộm cắp, anh A đã không tái phạm trong 2 năm và hiện tại anh A muốn xin việc làm tại một Công ty nhưng lại rất khó khăn vì lo có tiền án. 

Theo quy định, trường hợp bị phạt tù đến 05 năm thì thời hạn chờ xóa án tích là 2 năm. Như vậy, sau 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt, anh A đã đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích và anh A sẽ thuận lợi khi xin việc.

Tuy nhiên, trường hợp Anh A không thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích thì anh A cần chuẩn bị các giấy tờ gồm: 

  • Tờ khai theo mẫu của Tòa án; 
  • Đơn xin xóa án tích (theo mẫu);
  • Bản sao CCCD;
  • Giấy chứng nhận không phạm tội mới của Cơ quan công an cấp xã, nơi người có yêu cầu thường trú; 
  • Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù; 
  • Giấy/ Biên lai xác nhận cơ quan thi hành án dân sự xác nhận đã hoàn thành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Thủ tục đương nhiên xóa án tích, hãy liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé. 

>>Xem thêm tại: Dịch vụ tư vấn xóa án tích tại Hà Nội

4. Sau khi xóa án tích có được coi như chưa phạm tội không? 

Người được xóa án tích được coi như chưa bị kết án theo khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình 2015. 

Trường hợp người bị kết án muốn xin xác nhận được xóa án tích có thể làm hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 01 tại Sở tư pháp, nơi thường trú hoặc làm đơn nộp cho Tòa án (trường hợp đương nhiên được xóa án tích) nhằm chứng minh đã được xóa án tích để thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định pháp luật. 

5. Người đã chết có được xóa án tích không?

Theo quy định của pháp luật thì không quy định về việc người đã chết được xóa án tích. 

Tuy nhiên, nếu người bị kết án đã chấp hành xong án phạt và không phạm tội mới trong thời hạn được quy định cho đến thời điểm người bị kết án chết thì đương nhiên được xóa án tích (chấm dứt tư cách pháp lý). 

6. Án tích có tự xóa được không? 

Căn cứ theo Điều 70 và Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thì án tích sẽ không tự xóa mà sẽ được xóa khi người có án tích đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định và thực hiện các thủ tục cần thiết. 

>>Xem chi tiết tại: Xóa án tích và đương nhiên được xóa án tích trong pháp luật hình sự

7. Trường hợp nào được xem là không có án tích dù đã bị kết án? 

Trường hợp được xem là không có án tích
03 trường hợp được xem là không có án tích

Một người được xem là không có án tích khi thuộc các trường hợp sau: 

  • Chưa từng bị kết án;
  • Đã đáp ứng đủ điều kiện và được xóa án tích; 
  • Bản án bị hủy bỏ. 

Lưu ý: Trường hợp bị kết án nhưng được coi là không có án tích theo khoản 2 Điều 69 và Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là: 

  • Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng; 
  • Người được miễn hình phạt;
  • Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án bất kể tội danh gì; 
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
  • Người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. 

Trên đây là toàn bộ những nội dung pháp lý về “Đương nhiên xóa án tích” nhằm tạo điều kiện cho những người từng phạm tội có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng. Nếu bạn có thắc mắc nào khác về việc xóa án tích, hãy liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ nhé. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.