Thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp


Thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Với sự hỗ trợ của dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp của công ty Luật Ánh Ngọc, doanh nghiệp có thể tiếp cận các thông tin và quy định pháp luật mới nhất liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ đúng hẹn các yêu cầu pháp lý và tránh rủi ro pháp lý trong quá trình tạm ngừng hoạt động

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn được diễn ra biến động tùy thuộc vào thị trường và năng lực của công ty. Bên cạnh những lợi nhuận đạt được, phụ thuộc và nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến công ty bị tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Tình huống: Công ty A do chịu ảnh hưởng của dịch covid 19, sản phẩm sản xuất ra không thể xuất khẩu, tiêu thụ trong thị trường nên dẫn đến tình trạng thua lỗ nên công ty A quyết định tạm dùng kinhd doanh. Hỏi Luật sư tư vấn về hồ sơ và thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh? Thời gian tạm ngừng kinh doạnh của công ty A trong bao lâu?

Luật Ánh Ngọc sẽ cùng Quý khách hàng tư vấn và giải đáp những khó khăn về các vấn đề liên quan đến nội dung và thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty dưới bài viết dưới đây.

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

 

Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là gì
Tạm ngừng kinh doanh là gì?

 

- Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020

(Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

  • Tình trạng pháp lý "tạm ngừng doanh nghiệp" bắt đầu từ ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
  • Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Tại sao doanh nghiệp lại tạm ngừng kinh doanh?

- Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc công ty phải tạm ngừng hoạt động, tuy nhiên đa phần là gặp khó khăn về tài chính, nhân công… chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh. 

- Một số lý do phổ biến trên thị trường hiện nay dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh:

  • Trong điều kiện với sự biến động của nền kinh tế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh;
  • Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc chuyển địa điểm công ty;
  • Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.

2. Điều kiện để tạm ngừng kinh doanh

Pháp luật quy định doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh trong những trường hợp sau:

  • Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.

 

Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp?

 

3. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Thông Tư 01/2021/TT-BKHĐT.

- Tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể, bên cạnh mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phục lục PL II-19 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) sẽ có các mẫu biểu khác nhau khi thực hiện thủ tục tạm ngừng công ty. 

Trong quá trình soạn thảo hồ sơ, nếu có vấn đề khó khăn và vướng mắc xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc - nơi cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, đảm bảo nhanh nhất và chính xác nhất với chi phí ưu đãi nhất.

4. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Thủ tục thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 

- Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đúng theo quy định pháp luật.

- Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp).
  •  Nộp hồ sơ online thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Bước 2: Sở Kế Hoạch Đầu Tư tiến hành thẩm tra và thông báo kết quả tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Sau khi nhận được bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh do doanh nghiệp nộp, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành thẩm tra và trả kết quả nếu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ. 

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Bạn cần điều chỉnh và nộp lại hồ sơ theo các bước như trên.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Sau khi xem xét hồ sơ đã đạt yêu cầu, Sở KH-ĐT sẽ cấp 1 giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh. Trên giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh này, sẽ thể hiện cụ thể thời gian tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp cần chú ý thời gian tạm ngừng kinh doanh đã được xác nhận để thực hiện các thủ tục về thuế.

Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế sau khi tạm ngừng kinh doanh

Đối với các hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không trọn quý/năm. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp các loại tờ khai thuế đúng với quy định của pháp luật.

Lưu ý: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

 

Thủ tục thực hiện tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Thủ tục thực hiện tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

 

5. Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp có quyền tạm ngừng liên tục, vô thời hạn.

(Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
"Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm."

Dịch vụ pháp lý về thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tại Luật Ánh Ngọc

Quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải tuân thủ các quy định pháp luật và chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu pháp lý, gây khó khăn, phức tạp cho doanh nghiệp. Dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp của Luật Ánh Ngọc sẽ giúp khách hàng thông báo đúng quy trình, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin mới nhất và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật một cách chính xác và hiệu quả - chi phí ưu đãi nhất trong quá trình thực hiện tạm ngừng kinh doanh.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.