Đăng ký sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp


Đăng ký sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung và thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp giúp Doanh nghiệp/ Quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về vấn đề này

Đăng ký sở hữu trí tuệ không chỉ tăng cường độ cạnh tranh mà còn bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Quý khách hàng sẽ cùng Luật Ánh Ngọc sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung, thủ tục thực hiện và những điểm cần lưu ý khi đăng ký sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.

1. Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

    (Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005).

 

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo quy định trên, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sau:

* Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

    (Khoản 2, 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009).

* Quyền sở hữu công nghiệp:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

* Quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồnglà quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

2. Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Một số lý do phổ biến cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp hiện nay:

  1. Bảo vệ quyền lợi: Đăng ký sở hữu trí tuệ cho phép doanh nghiệp có quyền độc quyền sử dụng và khai thác ý tưởng, phát minh hoặc sáng chế của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp ngăn chặn người khác sao chép, sử dụng hoặc bán lại sự sáng tạo của doanh nghiệp mình mà không có sự cho phép.

  2. Tạo giá trị cơ hội kinh doanh: Đăng ký sở hữu trí tuệ có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn có các ý tưởng, phát minh hoặc sáng chế độc đáo, việc đăng ký sở hữu trí tuệ có thể thu hút đầu tư, đối tác kinh doanh và cung cấp lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

  3. Ngăn chặn vi phạm sở hữu trí tuệ: Đăng ký sở hữu trí tuệ cung cấp cho doanh nghiệp quyền pháp lý để kiện tụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chính mình. Nếu có ai vi phạm quyền của mình, doanh nghiệp có thể đưa ra yêu cầu ngừng vi phạm hoặc yêu cầu bồi thường.

3. Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Đối với mỗi loại sản phẩm quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, nội dung hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhau:

3.1. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

Đối với các sản phẩm là phần mềm, tác phẩm văn học, bài hát … tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về bản quyền tác giả bao gồm các nội dung sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

3.2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Các giấy tờ liên quan: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân/ đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu;
  • Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

3.3. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là kiểu dáng sản phẩm thể hiện qua đường nét, kiểu dáng, khối hình, màu sắc kết hợp với nhau tạo thành sản phẩm. Đa phần kiểu dáng công nghiệp là một khuôn mẫu sẵn để chế tạo sản phẩm trong công nghiệp hoặc thủ công. Để tránh sự trùng lặp hoặc có kiểu dáng tương tự thì cần đăng ký bảo hộ của pháp luật. Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu;
  • Bộ ảnh chụp/ Bản vẽ;
  • Bản mô tả;
  • Các giấy tờ có liên quan như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân còn giá trị sử dụng/ giấy đăng ký kinh doanh;
  • Hóa đơn, chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

4. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

 

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ
Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ

Trình tự thủ tục được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ

Tùy thuộc vào mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có hình thức đăng ký khác nhau, chủ yếu bao gồm:

+ Đăng ký nhãn hiệu. 

+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý.

+ Đăng ký sáng chế.

+ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm.

+ Đăng ký giải pháp hữu ích.

+ Đăng ký bản quyền tác giả (cho các tác phẩm như bài hát, phần mềm, kịch bản, game, truyện, tạo hình, bản vẽ, âm nhạc….vv) hoặc quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình biểu diễn).

+ Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng.

Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ đăng ký cũng sẽ phụ thuộc vào mỗi loại sản phẩm đăng ký mà cá nhân/ doanh nghiệp lựa chọn.

Bước 3: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

- Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ, cá nhân/ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý có thẩm quyền để được tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký

Cơ quan đăng ký được xác định như sau:

+ Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính để nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

+ Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do cục bản quyền tác giả Việt Nam tiến hành các thủ tục hành chính.

+ Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục trồng trọt tiến hành các thủ tục hành chính.

- Khách hàng theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan quy định như sau:

Cá nhân, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ theo 02 cách thức cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;

- Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

5. Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Luật Ánh Ngọc

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ là một thủ tục pháp lý khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết nhất định trong quá trình đăng ký thực hiện về lĩnh vực pháp lý này. Việc đăng ký sẽ gây nhiều khó khăn cho những doanh nhân lần đầu tiến hành thủ tục này.

Hiểu được điều đó, Công ty Luật Ánh Ngọc đã triển khai dịch vụ pháp lý Đăng ký sở hữu trí tuệ nhằm mang đến cho Quý khách hàng tin tưởng với một trải nghiệm pháp lý nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức nghiên cứu cũng như chi phí đăng ký. 

Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn sâu rộng, các Luật sư trong công ty Luật Ánh Ngọc chúng tôi sẽ đồng hành trực tiếp cùng quý khách trong suốt quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, dịch vụ của quý khách.

Theo đó, nếu sử dụng trọn gói dịch vụ pháp lý đăng ký sở hữu trí tuệ của Luật Ánh Ngọc, Quý khách hàng sẽ nhận được trải nghiệm pháp lý bao gồm đầy đủ các dịch vụ pháp lý nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí nhất.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.